Bộ trưởng di trú có quyền từ chối cấp thị thực dựa trên lý do tiền án tiền sự hay không?
Các vấn đề về chiếu kháng tị nạn
Khi Toà án xét xử hành chính (Administrative Review Tribunal) chấp nhận việc cấp thị thực bảo vệ tạm thời, Bộ trưởng di trú có quyền từ chối cấp thị thực dựa trên lý do tiền án tiền sự hay không?
Trường hợp xảy ra cho một người tầm trú Sri Lanka, anh đến Úc năm 2010 và bị bắt giữ cho đến lúc ra toà. Đơn xin tầm trú của anh ta bị từ chối bởi Bộ di trú. Một đơn khán cáo được nộp tại AAT. Sau đó AAT quyết định huỷ bỏ quyết định của bộ di trú và chấp nhận anh ta có tư cách tị nạn tại Úc. Tuy nhiên, bộ trưởng di trú từ chối cấp thị thực bảo vệ tạm thời theo quyền của bộ trường tại điều 501 (1) của Đạo luật Di cư 1958 (Cth) - lý do đương đơn có các án tiền sử (character ground) mặc dù Bộ trưởng vẫn chấp nhận rằng anh ta có tư cách tị nạn. Do đó, tiếp tục việc giam giữ.
Sự việc được đưa ra toà án Liên Bang vào tháng 12, 2019. Cuối cùng, toà án Liên Bang kết luận rằng việc tiếp tục giam giữ người nộp đơn là bất hợp pháp. Quyết định của Toà án chấp thuận cấp thị thực không phải là vô hiệu trừ khi và cho đến khi nó được tòa án cấp cao hơn bác bỏ. Bộ trưởng không thể coi quyết định của Toà án là vô hiệu và tiếp tục giam giữ người nộp đơn. Và do đó, quan toà đã ra lệnh rằng người nộp đơn được thả ra khỏi nhà tù nhập cư, ngay lập tức.
Gần như không thể tin rằng Bộ trưởng có thể đưa ra quan điểm rằng họ có quyền tự do coi thường quyết định của Toà án, và tiếp tục giữ người nộp đơn trong trại giam di trú, đơn giản là trên cơ sở họ tin rằng quyết định của Toà án cấp cho người nộp đơn thị thực là sai nhầm, mà không cần thông qua các thủ tục pháp lý thích hợp.
TUY NHIÊN, vào ngày 24/06/2020, toà án liên bang tối cao với 5 vị thẩm phán, đã thay đổi quyết định trên trong 2 trường hợp khác. Quyết định mới cho rằng Bộ trưởng có quyền từ chối cấp visa dựa vào điều 501(1) - character grounds cho tất cả đơn xin thị thực bảo vệ nếu bộ trưởng thấy đó là thích hợp, ngay cả khi bộ trưởng chấp nhận tư cách người xin tầm trú của đương đơn.
Vụ đầu tiên tại toà án liêng bang đã không có kháng cáo, điều có có nghĩa là người tầm trú đã được cấp visa. Tuy nhiên, hai trường hợp sau lại không có sự may mắn. Mặc dù toà án Liên Bang (với 1 thẩm phán) đã chấp nhận phán quyết của trường hợp người tầm trú Sri Lanka và áp dụng cho hai trường hợp sau, nhưng bộ trưởng đã đưa sự việc tiếp tục lên toà án Liên Bang tối cao (5 thẩm phán), và quyết định đã thay đổi.
Chúng ta vẫn sẽ phải chờ đợi xem nếu sự việc còn tiếp tục được kháng cáo lên cấp toà cao hơn hay không. Tuy nhiên sự việc này cho thấy, số phận của người tầm trú cũng còn phụ thuộc vào sự may mắn của anh ta. Tất cả các quyết định cấp visa tị nạn có liên quan đến tiền án tiền sự của đương đơn trong thời điểm từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2020 có thể sẽ khác hoàn toàn với các quyết định từ tháng 7/2020 trở đi.
Oxford Law Group
Comments